Lập biện pháp phòng ứng phó sự cố hoá chất xưởng mực in
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính lập biện pháp phòng ứng phó sự cố hoá chất xưởng mực in
+ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
+ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
+ Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.
+ Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
2. Quy trình thực hiện lập biện pháp phòng ứng phó sự cố hoá chất xưởng mực in như sau
Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp hồ sở tại Sở Công thương.
Bước 3: Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp cho tổ chức, cá nhân.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện
3. Thành phần hồ sơ
1. Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BCT;
2. Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh đoanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở, dự án hóa chất;
4. Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).
4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính lập biện pháp phòng ứng phó sự cố hoá chất xưởng mực in
1. Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.
2. Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
3. Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.
5. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Công văn đề nghị xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân (Theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BCT).
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các trường hợp phải xây dựng biện pháp:
+ Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.
+ Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.
+ Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phục lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng biện pháp.
Để được tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT
Địa chỉ: 245/3 Quốc Lộ 1A, Kp.1, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 02822 290 111 - Hotline: 0909 28 08 01 - Zalo: 0909 28 08 01
Email: moitruongviet.ltd@gmail.com – Web: Moitruongviet.net